Nối tiếp phần 1 bài Những Vùng Trồng Cà Phê Nổi Tiếng Trên Thế Giới, Gong Coffee Vietnam tiếp tục giới thiệu tới các bạn những vùng nguyên liệu đã và đang trở nên nổi tiếng nhờ cà phê nhé. Nếu như ở phần 1, chúng ta đã điểm qua những khu vực rất đỗi quen thuộc như Châu Mỹ với Brazil là nước xuất khẩu cà phê arabica đứng đầu thế giới thì ở phần 2 này, hãy cùng chúng tôi khám phá đâu là vùng đất xuất khẩu Robusta với sản lượng lớn nhất.
CÀ PHÊ TỪ CHÂU PHI
Kenya
Nhắc đến Châu Phi, người ta nhớ ngay đến Kenya bởi quốc gia này từ lâu đã trở thành vùng nguyên liệu cà phê nổi tiếng ở Châu Phi. Cà phê của quốc gia này vốn rất được ưa thích ở cả châu Âu và Mỹ do có vị acid khá nồng và hương trái cây, kích cỡ hạt tròn mẩy và có mùi thơm nổi bật. Cà phê thường được trồng bởi những trang trại cà phê nhỏ ở những vùng đồi ở núi Kenya. Dù quy mô sản xuất nhỏ, nhưng những nông dân ở Kenya rất chú trọng và việc kiểm soát chất lượng trong quá trình chế biến, phơi khô. Kenya thậm chí còn có hệ thống đánh giá và chấm điểm cà phê riêng của họ. AA là điểm dành cho hạt lớn nhất, tương tự với điểm 10, trong khi AA+ là điểm dành cho hạt được trồng ở 1 số vùng đặc biệt.
Cà Phê loại AA từ Kenya
Bờ Biển Ngà
Tọa lạc trên bờ phía tây của Châu Phi, Bờ Biển Ngà là một trong những quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới. Hạt cà phê của Bờ Biển Ngà có hương thơm rất mạnh mẽ với một vị chua nhẹ và phù hợp cho kiểu rang đậm, thường được dùng để pha cà phê espresso.
Vùng trồng cà phê thế giới
Yemen
Vùng nguyên liệu mà ở đó cà phê Mocca được ra đời chính là Yemen. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên trồng cà phê, nơi người ta thường tìm thấy những gốc cà phê lâu đời. Cây cà phê ở đây phổ biến đến nỗi trong các khu vườn nhỏ của các hộ gia đình tại Yemen đều có thể tìm được một vài cây cà phê. Vì khí hậu khắc nghiệt và nguồn nước khan hiếm nên cây cà phê tại đây trông nhỏ hơn các loại cây cà phê khác rất nhiều. Cũng vì thiếu nước, phương pháp chủ yếu dùng để sản xuất cà phê là phương pháp chế biến khô. Kết quả là người ta tìm thấy trong hạt cà phê Yemen một hương vị đặc biệt với sự đậm đà, nồng nàn rất rõ mà chẳng có nơi nào có được.
Từ xa xưa, khi cà phê được vận chuyển từ cảng Mocha của Yemen đi khắp mọi nơi trên thế giới, từ “Mocha” hay “Mocca” cũng trở thành tên gọi của cà phê đến từ Ả Rập. Người Hà Lan là những người đầu tiên đã pha trộn cà phê Yemen với cà phê được trồng trên đảo Java để tạo nên loại cà phê nổi tiếng: Mocha Java.
CÀ PHÊ TỪ CHÂU Á
Indonesia
Indonesia là một trong những quốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm hàng ngàn hòn đảo. Một số hòn đảo lớn hơn – Sumatra, Java và Sulawesi – nổi tiếng toàn thế giới về cà phê chất lượng cao. Các nhà máy cà phê đã được xây dựng trên những hòn đảo của Indonesia bởi thực dân Hà Lan trong thế kỷ 17, giúp cho đất nước này trở thành quốc gia sản xuất cà phê đứng đầu thế giới. Ngày nay, hầu hết các trang trại cà phê thuộc dạng nhỏ, có diện tích 1-2 mẫu và hầu hết sử dụng phương pháp chế biến khô. Cà phê Indonesia được đánh giá là có độ lớn tròn mẩy rõ rệt cùng hương vị thơm đậm, độ chua nhẹ.
Indonesia còn nổi tiếng với loại cà phê lưu trữ hảo hạng, được sản xuất và chế biến với chất lượng tốt nhất, lưu trữ trong một khoảng thời gian để bán với giá cao hơn. Kho lưu trữ thường bảo quản được cà phê dù khí hậu Indonesia ấm áp, ẩm ướt và kết quả trong một cà phê được đánh giá cao nhờ trọng lượng lớn hơn và ít độ chua hơn. Ngày nay, quá trình này dường như không còn thích hợp, cho dù là với công nghệ hiện đại.
Việt Nam ở đâu trên bản đồ thế giới?
Sản xuất tới 2,6 triệu bao hạt cà phê thô mỗi năm trị giá tới 3.5 tỷ USD, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê (chỉ sau Brazil) trong năm 2017 (theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu Thế giới).
Thống Kê Sản lượng Xuất khẩu Cà phê 2017
Cà phê đã đến Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX khi các nhà truyền giáo người Pháp mang giống Arabica từ đảo Bourbon và trồng chúng xung quanh Bắc Kỳ. Những thập kỉ gần đây, cây cà phê đã đang được trồng rộng rãi hơn và ngành cà phê lớn mạnh một cách nhanh chóng ở Việt Nam, giúp cho đất nước ta trở thành một trong những vùng nguyên liệu cà phê hàng đầu. Dù vậy, điều đáng buồn là Việt Nam vẫn chỉ mới nổi tiếng với cà phê robusta chứ chưa thực sự đứng vào hàng ngũ các nước có cà phê Arabica chất lượng cao. Vậy nên cà phê Việt Nam hầu hết để sử dụng pha trộn chứ chưa được dung để thưởng thức cà phê nguyên bản.