Bốn Điểm Khác Biệt Giữa Arabica Vs Robusta

Bạn đã uống cà phê hàng chục năm? Bạn là khách hàng thân thiết của khắp các quán cà phê hẻm, cà phê phố ở Sài Gòn hay Hà Nội? Bạn đã nằm lòng những điểm khác biệt lớn và cơ bản giữa hai giống cà phê nổi tiếng Arabica vs Robusta chưa? Hãy cùng Gong Coffee check xem bạn đã là chuyên gia cà phê chưa nhé?

TÊN GỌI

Điều này là quá rõ ràng rồi, Arabica thường được gọi là cà phê chè, là loại có giá trị kinh tế nhất trong số các loại cà phê. Cà phê Arabica chiếm tới 61% sản lượng cà phê toàn thế giới. Arabica có hai giống chủ yếu đó là Moka và Catimor. Tại Việt Nam hiện nay, sản lượng cà phê Arabica mới chỉ đạt có 10% -12% diện tích trồng trên tổng diện tích cà phê.

Cà phê Robusta là loại cà phê mà nhờ nó Việt Nam ghi tên mình vào danh sách các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê nhiều nhất thế giới. Robusta còn gọi là cà phê vối hay Coffea canephora. Trong khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu robusta, thì sản lượng cà phê toàn thế giới chỉ dừng lại ở con số 39%.

HÌNH DÁNG HẠT CÀ PHÊ ARABICA VS ROBUSTA

Hạt Robusta thường tròn, trong khi hạt Arabica thường có dáng bầu dục.

VĨ ĐỘ GIEO TRỒNG

Chiều cao trung bình so với mực nước biển lý tưởng để gieo trồng cà phê Arabica và cho ra thành phẩm thơm ngon đúng điệu là 1500m. Lý do tại sao lại là 1500m? Là bởi ở vĩ độ rất cao này, cây cà phê sẽ phải sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt hơn. Nghe qua thì có vẻ là phi lý nhưng việc sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt sẽ giúp cho hạt cà phê được hình thành chậm rãi hơn, có nhiều thời gian để phát triển và kết tinh được nhiều lượng đường hơn so với Robusta trong điều kiện khí hậu thuận lợi, sinh trưởng nhanh hơn. Bên cạnh đó, do yếu tố địa lý của vùng núi cao, cây cà phê được mọc theo các triền đồi theo phương nghiêng góc sẽ giúp cho lá cây khó tích nước, nhờ vậy mà hạt cà phê nặng và ít nước hơn.

Câu chuyện vĩ độ có ảnh hưởng quan trọng như thế nào đến mùi vị của cà phê là điều hiển nhiên ai cũng biết. Theo như bảng “Cảm Nhận Hương Vị Cà Phê Theo Độ Cao Của Núi”  sau đây, thì những giống cà phê arabica nổi tiếng nhất thế giới như Kenya, Ethioia hay Papua New Guinea đều được trồng ở độ cao 1,500m so với mặt nước biển.

Cà phê Robusta, do “dễ tính hơn” trong khâu trồng trọt khi nó thường được trồng với diện tích rất lớn ở vĩ độ thấp, cho ra sản lượng cao hơn do có khả năng chống lại sâu bệnh tốt hơn rất nhiều so với Arabica.

Việc gieo trồng và thu hoạch ở trong điều kiện khắc nghiệt hơn sẽ yêu cầu kĩ thuật cao hơn và bàn tay chăm sóc kĩ lưỡng, sự đầu tư công sức, tiền bạc nhiều hơn của người nông dân. Không những vậy, người nông dân còn phải chịu rủi ro rất lớn về các yếu tố khách quan khác; vì vậy mà đến thời điểm này, chưa có nhiều nông dân Việt Nam mặn mà với  cà phê Arabica so với Robusta và Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lớn nhất cà phê Robusta trên thế giới

HƯƠNG THƠM, MÙI VỊ CỦA CÀ PHÊ ARABICA VS ROBUSTA

Một trong những lý do tại sao Robusta lại rất phổ biến ở Việt Nam là bởi mùi vị đậm, đắng và sánh đến mức “hơi khét” của nó. Quan trọng hơn cả, cà phê Robusta có hàm lượng caffeine cao hơn rất nhiều so với Arabica, ở mức 2.7% – 3% so với 1.5-1.8% của Arabica. Bên cạnh đó, cà phê Arabica chứa  hàm lượng lipids nhiều hơn tới 60% và gấp đôi lượng đường so với Robusta.

Chính vì điều này, nên khi thưởng thức cà phê Arabica, người ta có thể dễ dàng cảm nhận được vị thơm ngọt của trái cây như Ethiopia, hay vị thanh thanh chua chua của Arabica Cầu Đất, điều mà khó long có thể có được khi bạn thưởng thức ly cà phê robusta đã bị lẫn tạp chất hay rang quá đậm.

Có một điều chúng ta cần chú ý ở đây, đó là dù cà phê Arabica thường được coi là cà phê “sang chảnh” và Robusta thường được coi là loại cà phê “bình dân”, nhưng chắc chắn là specialty Robusta sẽ có hương vị thơm ngon hơn những dòng Arabica chất lượng thấp.  Vậy nhưng rất tiếc là những dòng Robusta chất lượng cao thì lại khó kiếm và không được sư dụng rộng rãi do chủ yếu hiện tại, Robusta vẫn chỉ thường được dung để pha trộn cà phê nhằm giảm thiểu chi phí cho các nhà sản xuất.

Câu chuyện Việt Nam bao giờ mới có tên trên bản đồ Arabica của thế giới có lẽ vẫn còn là dấu chấm hỏi. Nhưng với những thói quen thưởng thức và uống cà phê như hiện tại của người Việt Nam, có lẽ đôi lúc Gong Coffee Vietnam vẫn sẽ “chạnh long” khi nhận được câu hỏi: “Cà phê Việt Nam quả thực thơm ngon đến vậy ư?

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *